Tựa
phim: Julieta.
Phát
hành: ngày 8 tháng 4,
2016.
Đạo
diễn: Pedro
Almodóvar.
Chấm
điểm:
4,5/5.
Người
viết: Godfrey Cheshire, nhà phê bình, nhà báo và đạo diễn người
Mỹ.
Người
dịch: Nguyễn Bích Hà
Orson
Welles1 từng nói rằng để chuẩn bị cho phim “Công dân
Kane”2,
ông đã học hỏi từ những Bậc thầy đi trước: “John Ford3,
John Ford và chỉ có John Ford.” Trong các tác phẩm của đạo diễn người Tây Ban
Nha Pedro Almodóvar, một nhà cách tân nhưng đồng thời cũng là người đi theo chủ
nghĩa kinh điển trong điện ảnh, ta có thể nhận thấy ảnh hưởng từ nhiều nhà làm
phim kiệt xuất như Alfred Hitchcock hay Douglas Sirk. Thế nhưng ta không thể
không công nhận dấu ấn của một bậc thầy khác trong sự nghiệp của ông, đó là
chính bản thân Almodóvar.
“Julieta”,
bộ phim thứ 20 của Almodóvar và theo tôi cũng là bộ phim hay nhất, sau tác phẩm
“Volver” mười năm về trước, là một phim chắc tay, đảm bảo nó sẽ gợi cho bạn nhớ
rằng điện ảnh Mỹ thời nay vẫn chưa có ai sánh bằng ông: một nghệ sĩ biết kiểm
soát tác phẩm của mình, sử dụng phong cách phim phần lớn bắt nguồn từ những sản
phẩm đình đám nhất của Hollywood kinh điển, và làm việc trong thế giới hư cấu
của sự sáng tạo
riêng.Dĩ nhiên, Almodóvar không còn thời thượng như những khiêu khích hậu hiện đại trong “Matador”, “Women on the Verge of a Nervous Breakdown” hay “Tie Me Up! Tie Me Down!” Thế nhưng cái chất già dặn trong “Julieta” lại mang đến cảm giác trọn vẹn hơn, tinh túy hơn những phim kia; những ai không bị nhầm lẫn giữa cái vô lo vô nghĩ của tuổi trẻ với nghệ thuật đích thực đều có thể nhận ra điều đó. Chắc chắn, bất kỳ giáo viên dạy làm phim nào cũng cố gắng hướng dẫn một lớp những Orson Welles trẻ ngày nay bằng những mánh khoé của nghề phim nhưng ít có thể tìm thấy hình mẫu tốt hơn “Julieta.”
Cũng
như hầu hết phim của Almodóvar, “Julieta” xoay quanh những người phụ nữ. Chuyện
phim kể về nỗi đau của người mẹ bị chia cắt khỏi con mình mà không rõ nguyên cớ.
Nhưng đây chỉ là mầm mống của một kịch tính dần dần phát triển phong phú hơn, ám
ảnh hơn và phức tạp hơn như nhà làm phim đã trau chuốt cho nó.
Như
thường lệ, phim mở ra với những hình ảnh đẹp nao lòng: những nếp vải dày màu đỏ
quấn quít vào nhau như đôi tình nhân, rồi dần hiện ra là nếp váy của một phụ nữ
đứng tuổi thuộc lớp trung lưu, Julieta (Emma Suárez).
Cô đang quấn một bức điêu khắc nhỏ bằng tấm xốp khí. Nơi cô ở là một căn hộ
trang nhã ở Madrid, và một người đàn ông tên Lorenzo (Darío Grandinetti thủ vai)
ghé qua để bàn về kì nghỉ sắp tới đến Bồ Đào Nha. Nhưng chuyến đi chỉ mãi là dự
định.
Đó
là bởi vì cuộc sống tưởng chừng êm đềm hạnh phúc của Julieta đột nhiên chệch
hướng sau cuộc gặp gỡ tình cờ với một cô gái ăn vận thời trang và nghe tin con
gái mình hiện đang sống ở Lake Como và đã có ba con. Choáng váng khi biết chuyện
(một tín hiệu cho thấy hai mẹ con đã rất lâu không gặp), Julieta rơi vào trầm
cảm, những kí ức xưa chợt ùa
về.
Ba
mươi năm trước, Julieta (lúc này do Adriana Ugarte đóng) là một cô giáo dạy văn
học cổ điển, quyến rũ và ưa mạo hiểm. Cô bắt một chuyến tàu đêm sẽ làm đời cô
sang trang. Khó chịu vì bị một ông chú bắt chuyện mãi, cô chạy sang toa bar để
rồi gặp chàng ngư dân điển trai tên Xoan (diễn viên Daniel Grao). Hai người họ
ngủ với nhau đêm đó, nhưng vụ việc ông chú nọ tự tử đã gieo mặc cảm tội lỗi mà sau này sẽ phát
triển thành những hình thức khác trong câu
chuyện.
Câu
chuyện kéo dài hằng năm trời và trải rộng qua nhiều bối cảnh. Julieta về ở cùng
chàng Xoan trong ngôi nhà nhỏ xinh xắn cạnh bờ biển ở Galicia; nhưng cuộc sống
cô không hề đơn giản với sự có mặt của bạn Xoan, nàng nghệ sĩ xinh đẹp do Inma
Cuesta thể hiện, và bà quản gia giống như Bà Danvers4 (Rossy de Palma, diễn viên yêu thích của Almodóvar), bà này dường như
phẫn nộ hạnh phúc của kẻ khác. Julieta và Xoan có với nhau một con gái, Antía.
Tuổi thơ cô bé trôi qua hạnh phúc, nhưng một biến cố gia đình đã buộc họ chuyển
đến Madrid khi Antía đang tuổi mới lớn. Kể từ đó quan hệ giữa hai mẹ con lao dốc
không thể vãn
hồi.
Một
thời gian sau Antía bỏ nhà đi Pyreness để “sống ẩn dật”. Khi Julieta đến đón
con, người ta bảo cô rằng em không muốn gặp cô nữa. Cô nhận ra rằng cuộc đời
mình “thiếu một khía cạnh tâm linh”, và đã tìm ra thứ mình bỏ lỡ: niềm
tin.
Tôi
phải thú thực rằng không phải phim nào của Almodóvar cũng làm tôi hài lòng; thế
nhưng một trong những niềm vui khi dõi theo sự nghiệp của ông đó là được chứng
kiến ông lột xác, thay đổi không ngừng. Không có phim nào hoàn toàn giống phim
nào. Về phần “Julieta”, Almodóvar đã nói trong buổi họp báo rằng: “Tôi đã đặt
bản thân mình rất nhiều trong kết cấu hình ảnh, và trong sự mộc mạc, chân phương
của các nhân vật phụ. Không có hát hò, cũng không lồng những cảnh phim khác để
giới thiệu nhân vật. Phim không hề có yếu tố hài hay pha lẫn các thể loại khác,
hoặc là tôi tin thế. Ngay từ đầu tôi đã xác định ‘Julieta’ là dòng phim chính
kịch chứ không phải nhạc kịch, cho dù cá nhân tôi cũng yêu thích nhạc kịch.
Nhưng ‘Julieta’ đích thị là một bộ phim chính kịch nghiêm túc pha lẫn chút bí
ẩn: một ai đó đang tìm kiếm một ai đó mà không biết tại sao cô ta bỏ
đi.”
Phát
biểu trên đã cho ta một bức tranh cô đọng về sự khác biệt giữa “Julieta” và
những tác phẩm cùng đạo diễn, nhưng “mộc mạc chân phương” không có nghĩa là tối
giản theo kiểu Bresson5.
Vẫn có chút hoa mỹ trong cách kể chuyện và phong cách thị giác, nhưng đó là sự
hoa mỹ không loè loẹt và trơ trẽn. Phông nền đơn giản, nhã nhặn, được sắp đặt
chính xác đến mức xứng
tầm làm ví dụ trong các lớp học điện ảnh. Cùng
với nhà quay phim Jean-Claud Larrieu và dựng phim José Salcedo, Almodóvar còn
cộng tác với nhạc sĩ Alberto Iglesias, người đã sáng tác những bản nhạc phim mà
theo tôi là hay nhất năm
nay.
Hai
nữ diễn viên thể hiện vai Julieta cũng xứng đáng được trao giải vì tài nghệ cá
nhân tuyệt vời và vì cách mà Almodóvar hòa quyện hai kiểu diễn xuất lại với
nhau. Thật lòng khi xem phim tôi cứ có cảm giác đó chỉ là một người được biến
đổi bằng hóa trang và hiệu ứng, chứ không phải là hai diễn viên riêng rẽ.
Sự chuyển tiếp mượt mà đó, bản thân nó đã là kì công
rồi.
Kịch
bản của Almodóvar dựa trên ba câu truyện của Alice Munro, nên có lúc ông đã dự
tính quay tại quê hương Canada của bà,
nhưng rốt cuộc quay về Tây Ban Nha, một quyết định xét cho cùng cũng hợp lí. Mặc
dù có thể Almodóvar có cùng nguồn gốc Công giáo với Hitchcock và Bresson, nhưng
sự liên quan của bộ phim với tội lỗi, những chuyển biến tâm lý, định mệnh, sự kì
bí và niềm tin (chệch hướng hơn), kết nối phức tạp với văn hoá bản địa Tây Ban
Nha cũng như những ý tưởng được thể hiện trong những tác phẩm trước đó của ông.
Xây dựng trên tác phẩm trước đó đồng thời lại vạch ra một con đường mới là sự tự
tin cố hữu của một bậc thầy xác
tín.
Nguồn: www.rogerebert.com
Chú
thích:
1,
2. Orson Welles là diễn viên, đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất phim người Mỹ
từng được giải Oscar. “Công dân Kane” là bộ phim đầu tay của ông, được giới phê
bình đánh giá là một trong những bộ phim xuất sắc nhất trong lịch sử điện
ảnh.
3.
John Ford: đạo diễn đặc biệt nổi bật trong thể loại phim miền Tây, có ảnh hưởng
to lớn đến thế hệ làm phim sau
này.
4.
Bà Danvers: nhân vật phản diện trong tiểu thuyết Rebecca, tính tình nghiêm nghị
lạnh lùng, không bao giờ
cười.
5.
Bresson: đạo diễn người Pháp, nổi tiếng với phong cách làm phim tối giản, kiệm
lời, ít dùng nhạc phim.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét