This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017
Death Note (2017): Bạn có đủ tốt để giết Người khác?
10:33
al48i6heard93@gmail.com
No comments
“Tôi
không xứng đáng được hạnh phúc!”
Death
Note được sinh ra từ năm 2003 – nó chính là một bộ manga đặc trưng về chủ đề
trinh thám, một trong mười bộ manga hay nhất mọi thời đại và được chuyển thể
thành phim qua 4 lần live-action (2 lần năm 2006, lần thứ 3 năm 2008, kế tiếp là
2015).
Khán
giả không cần phải xem lại manga hay các phần live-action này vẫn có thể trở
thành tín đồ hâm mộ Death
Note,
người xem chỉ cần bỏ 60 phút để xem qua ba tập phim gọi là sự mở màn cho thế hệ
sở hữu Death
Note mới:
“Death
Note: New Generation (2016)”,
thật sự khi xem xong ba tập phim này người thưởng thức sẽ hiểu vì sao các fan
lại cuồng nhiệt và thèm khát phần “Death
Note: Light Up The NEW World (2017)”
đến như vậy.
Và Death Note (2017) cũng đã trở lại với các fan.
Nhưng Death Note (2017) cũng là một dạng “tiểu thuyết” của
trái tim người Nhật, mở màn đạo diễn Shinsuke Sato cho khán giả rất ít thông
tin, ít cao trào, chỉ đưa ra một bí mật là trên thế giới con người đã xuất hiện
6 cuốn sổ tử thần và người sỡ hữu nó có quyền giết bất kỳ ai khi ghi tên vào
cuốn sổ. Bộ phim xoay quanh ba nhân vật chính: Sousuke Ikematsu trong vai
Ryuzaki, người kế tục sự nghiệp của L, cũng là một điều tra viên nổi tiếng.
Masahiro Higashide trong vai Tsukuru Mishima, một điều tra viên đang theo vụ án
Death Note. Masaki Suda trong vai Yugi Shion, một kẻ khủng bố rất tôn sùng Light
và muốn mình trở thành Kira kế tiếp, người muốn có trong tay đủ 6 cuốn sổ tử
thần để được gặp Light. Nhưng đạo diễn đã tiết lộ Light thật sự đã chết – vậy sự
hồi hộp của bộ phim nằm ở việc ai là kẻ giết người xấu hàng loạt bằng Death Note
tức là “Killer mới” trong tiếng anh và là “Kira mới” trong tiếng Nhật. Sự thật
là “Kira mới” đã áp dụng một luật không chính thức trong Death Note nhưng vẫn
hiệu nghiệm đó là: “Khi chủ sở hữu
Death Note từ bỏ quyền sổ thì mọi kí ức về Death Note sẽ bị xóa sạch và cũng
không còn khả năng nhìn thấy tử thần nữa”. Và câu chuyện Death Note (2017) kịch tính đến mức cuối cùng khi “Kira
mới” chính là Mishima, Mishima đã mất ký ức về Death Note một cách hoàn toàn và chính mình cũng là
“con tốt” trong kế hoạch mà mình biên kịch ra, có lẽ kẻ không bị mất gì trong kế
hoạch này – là kẻ đứng ngoài mà xem màn kịch chính là Thần chết
Ryuk.
Điều
kỳ lạ là khi điều tra viên Ryuzaki biết Mishima là “Kira mới” thì lại không giết
mà dám xả thân mình để bảo vệ Mishima, có lẽ rằng thật tội nghiệp Mishima khi
anh chỉ là kẻ bị cuốn sổ thao túng, hai là với việc lấy lại ký ức về Death Note
– Mishima từ đây sẽ đứng về phía chân lý truy tìm các “Kira mới” khi các Thần
chết như Ryuk muốn xem sự thú vị khi con người giết hại nhau như thế nào. Bên
cạnh đó tin tặc Yugi Shion khi biết Mishima chính là “Kira mới”, mới biết tất cả
mọi việc mình làm chỉ như một trò đùa, nhưng đó cũng là lúc kẻ phản diện này đã
hy sinh thân mình để cứu Mishima và Ryuzaki. Tiếp đó là tử Thần Ama nguyện trở
thành cát bụi để bảo vệ người bạn Ryuzaki. Cuối bộ phim chính Ryuzaki đã giải
thoát cho Mishima, khi giải thoát cho Mishima xong thì Ryuzaki cũng lăn ra chết
vì anh đã tự viết tên mình trong cuốn sổ tử thần. Sau cùng chỉ còn Mishima còn
sống nhưng trong tình trạng luôn đau buồn về việc mình làm và quyết tâm thu hồi
các cuốn sổ còn lại để nó mãi mãi không được phát tán, những kẻ còn sống sót còn
lại chính là 5 “Shinigami - tử Thần” của 5 cuốn sổ còn lại.
Nói
về một bộ phim trong một bài bình phim thì không thể hết ý được, ví dụ như tôi
chưa nói về Misa Amane bạn gái của Light có đóng góp gì trong tình tiết của Death Note (2017). Tôi chỉ gợi được các ý kiến như vậy
thôi, có thể khán giả sẽ cảm nhận Death Note theo cách của người thưởng thức khi
đến xem bộ phim này. Cái quan trọng mà tôi rút ra được từ một bộ manga mang tinh
thần Nhật Bản muốn thể hiện qua một bộ phim, cảm hứng bắt đầu từ “Death Note:
New Generation (2016)”, tập thứ nhất nói về một người không được sở hữu cuốn
sổ tử thần vẫn muốn giết người từng là tội phạm - cho dù người tội phạm này đã
hối cải và làm việc chăm chỉ, nhưng người này đã biến thành một dạng cuồng tín
Light và coi tư tưởng phải giết hết người xấu trên thế giới là mục tiêu sống. Và
tập phim thứ ba làm tôi ấn tượng nhất, nó nói về nhân vật tin tặc Yugi Shion,
Yugi Shion cũng là một người với tuổi thơ bất hạnh, cha mẹ Yugi bị giết bởi một
gã tâm thần, khi Light giết gã tâm thần bằng cuốn sổ - cũng từ đây Yugi thần
tượng Light và khi Yugi được ban cho cuốn sổ tử thần, Yugi kế thừa ý chí của
Light. Yugi đã quá táo tợn khi quyết ra tay giết một người đã ăn năn hối lỗi một
cách thật sự, người này luôn biết tội của mình nên luôn chấp nhận mình không có
quyền được hạnh phúc, người này làm việc cọ nhà vệ sinh một cách chăm chỉ, người
này không dám cưới một cô gái mà mình yêu nhưng người này sẵn sàng sống một cuộc
đời mới khi biết mình đã là một người cha. Ấy vậy mà vì ý chí giết hết kẻ xấu
trên toàn thế giới, Yuki đã giết mất một con người hoàn toàn sám
hối?
Một
điều mà làm tôi suy nghĩ khá nhiều là, Thần chết trong Death Note cũng có nhiều loại Thần chết. Có thần chết
như Ryuk chỉ coi việc con người sử dụng Death Note để giết nhau là chuyện thú vị
để thỏa mãn tính tò mò và khát máu của mình. Lại có Thần chết như Rem và Ama lại
hy sinh thân mình vì người sở hữu cuốn sổ. Đến Thần chết mà còn có tình thương,
trong khi đó đôi khi người sở hữu Death Note lại sẵn sàng ra tay giết người
hoàng loạt chỉ vì mục đích “để làm thế giới khốn kiếp này tốt đẹp hơn” – việc mà
con người không còn sự tha thứ, không còn sự khoan hồng, không cho người xấu một
cơ hội để quay đầu là bờ - thử hỏi người sở hữu Death Note làm vậy là đúng
sao? Con
người trong tâm can luôn tồn tại cái tốt và cái xấu, cái xấu như là một cái gì
đó rất tự nhiên, vậy loài người phải chết hết đi chứ 6 cuốn sổ sao đủ tiêu diệt
hết loài người xấu xa này! Việc một bộ phim của Nhật nói về cái chết cái cốt yếu
là để nói về sự sống, sử dụng quyền giết người để giết kẻ khác sẽ là cách biến
một con người còn độc ác hơn cả Thần chết. Người bình phim mong rằng việc tử
hình dã man đối với người xấu là thật sự không nên, chẳng có cách gì mà bạn có
quyền phán xét khi bạn không biết trái tim họ thật sự là gì, và điều hiển nhiên
bạn không phải là họ nên chân lý là bạn không có quyền phán xét! Chân lý nằm ở
chỗ “giết người là có tội” dù vì mục đích gì đi nữa!
Một
thế giới mới, một tương lai mới, một cảm thức xoay chuyển thế
giới.
Việt
Phương
Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017
"Sao tháng tám" Những tâm hồn Cách mạng
06:45
al48i6heard93@gmail.com
No comments
Sao tháng Tám, một bộ phim trắng đen của cố đạo diễn - NSND Trần Đắc, bộ phim khắc họa rõ nét khí thế hào hùng của quần chúng nhân dân khi được giác ngộ Cách Mạng, những người Cộng sản nguyện hi sinh thân mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Lấy
bối cảnh của những ngày sôi sục trước Tổng khởi nghĩa kháng Tám (1945), thời
điểm nạn đói Ất Dậu khủng khiếp lan tràn khắp nơi. Để biết ơn công lao của những
con người anh hùng vì dân tộc và noi gương tinh thần đoàn kết ủng hộ Việt Minh,
tái hiện lại khí thế hào hùng một thời của dân tộc, đoàn làm phim của cố đạo
diễn Trần Đắc đã xây dựng thật thành công bộ phim Sao tháng Tám đầy nghệ thuật,
giữ lại sự ám ảnh, đau đớn của nhân dân ta trước sự bóc lột của hai ách nô lệ
thống trị của Pháp và Nhật. Như chúng ta đã biết bối cảnh lịch sử Việt Nam
trước Cách Mạng tháng Tám là một vấn đề nan giải, ngàn cân treo sợi tóc. Năm
1940 phát xít Nhật tràn vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, Nhật chiếm đóng toàn
bộ địa bàn của Pháp ở Đông Dương dùng nó để vơ vét kinh tế phục vụ cho nhu cầu
chiến tranh và đàn áp phong trào Cách Mạng. Dân ta vô tình phải chịu hai tròng
áp bức Nhật – Pháp khiến cho tình hình đã tồi tệ càng thêm tồi tệ hơn. Sao tháng
tám đã phần nào khái quát lại hoàn cảnh lịch sử để người xem có thể hình dung
lại được sự khốn cùng của nước ta trong những năm chiến
tranh.
Sao
tháng Tám như một bức tranh đối lập giữa cuộc sống lầm than của những người dân
đen và sự bệ vệ, tác oai tác quái của những kẻ làm chó săn cho giặc. Một bên là
cảnh người đói vật vờ, xác chết nằm rải rác la liệt như những cái bóng khắp các
hang cùng ngõ hẻm với những tiếng rên xiết ai oán văng vẳng khắp nơi. Một bên
lại là những bộ áo dài sang trọng, lả lướt của các quý ông, quý bà theo giặc.
Sao tháng Tám là một thước phim giá trị và nếu một ai đã từng xem qua bộ phim
này sẽ không nguôi ám ảnh về hình ảnh những con người gầy rộc, lờ đờ, hốc hác
chỉ còn “da bọc xương” nằm rệu rã chờ đợi cái chết đến từ từ. Dù quay phim trong
thời kì điện ảnh mới đến với nước ta, nhưng đoàn làm phim đã tỏ ra rất chau
chuốt, tỉ mỉ trong cách tạo phục trang, âm thanh, hình ảnh, đạo cụ, bối cảnh,
tạo hình. Nạn đói hoành hành khắp nơi, đâu phải thời tiết, đâu phải hạn hán mất
mùa, mà là cơn lũ giặc ngoại xâm tràn qua cướp đi bao nhiêu công sức cả năm trời
của người Việt, chúng bào mòn sức khỏe, sức trẻ, vật chất của người dân để phục
vụ cho những âm mưu bẩn thỉu của chúng. Chúng ta không thể quên được những thước
phim mô tả thật nhất những cụ già, em nhỏ thều thào đi lại lởn vởn không khác gì
những thây ma giữa một khu vực nhỏ ngoại thành Hà Nội, hay cảnh cụ già còn chưa
thể chấp nhận đến với việc phải sang một thế giới khác khi bị canh tuần mang đi
“Tôi chưa chết đừng chôn tôi” và tiếng đáp trả của hai lính canh “Đằng nào cụ
chả chết, cụ đi sớm cho mát mẻ” câu nói của hai thanh niên như một sự khẳng định
cho sự sống của người dân nghèo như vắt trên cành cây “sống nay chết mai”. Tiếng
kêu gào thê lương của những đôi mắt cơ cực, sự đau thương trong tiếng kêu cứu,
van xin miếng ăn tủi nhục. Tiếng khóc nỉ non xung quanh khu nhà đổ nát hòa cùng
với tiếng nhạc nền thê lương khiến ta nát lòng, khi xem tới phân cảnh đó tôi
những tưởng như mình đang đứng giữa một đám tang tập thể mà trong đó là tiếng
khóc ai oán cùng với tiếng kèn đám ma kéo dài âm ỉ ở những buổi chiều thu se
lạnh của những năm 1945 ngày ấy. Nhưng xót xa hơn khi tiếng khóc ai oán của
những người gần bờ vực cái chết thì họ vẫn khát khao, gắng gượng níu kéo sự sống
đến hơi thở cuối cùng, cụ già cố gắng nuốt thật nhanh khô dầu dùng để bón ruộng
vào miệng và đôi mắt hoang dại, đau đớn của những con người xung quanh khi cứ
một khắc lại có một người ra đi. Họ đang tự mình chống lại cái đói cồn cào trên
thân hình gầy rộc đó, thật ai oán, thật xót
xa.
Khung
hình quay cận cảnh bộ xương khô lộ rõ những mạng sườn hốc hác của lão, “gầy đến
xương cũng gầy” là câu nói phù hợp nhất mô tả lão trong thời điểm hiện tại. Đạo
diễn đã thật tài tình lấy trọn cảm xúc của người xem, mọi giác quan vỡ òa khi cố
bé cất tiếc kêu cứu “Các bác ơi, ai cứu bà cháu với!”, “các bác ơi, ai cứu bà
cháu với, bà cháu sắp chết rồi”… đôi mắt non nớt đẫm nước mắt và lời cầu cứu
tuyệt vọng của đứa trẻ trước sự bất lực của những người xung quanh rơi vào không
trung, một cú máy dài mô tả những khuôn mặt đờ đẫn mất cảm xúc trước cái chết
khiến người xem càng xót xa hơn, cái chết cũng đến để lại sự đau đớn trong lòng
người ở lại, đói lại cướp đi một mạng người. Mỗi khung cảnh, mỗi phân đoạn trong
Sao tháng Tám đều khiến ta thấm đẫm nỗi đau chiến tranh, nỗi đau xâm lược, nỗi
đau nước mất nhà tan, nỗi đau đói
nghèo.
Tuy
nhiên đó chỉ là những khung cảnh tái hiện lại một mặt trong xã hội nước ta lúc
bấy giờ, điều chính yếu chủ đạo trong toàn bộ phim là khí thế, là ngọn cờ kháng
chiến sục sôi trong lòng quần chúng nhân dân mà dù có học trong sách vở cũng
không thể hiểu hết được hết không khí ấy. Những người chiến sĩ của ta, họ tranh
thủ từng khoảnh khắc, từng giờ đấu tranh, giác ngộ trong quần chúng nhân dân, họ
xâm nhập vào các nhà máy, đồn điền, quần chúng để sống chung với họ, hiểu họ và
tuyên truyền Cách Mạng, giải truyền đơn ủng hộ công nhân đình công đòi giảm giờ
làm và ngày nghỉ có lương. Cuộc đối đầu giữa dân tộc ta với quân xâm lược diễn
ra gay gắt và chực chờ đến thời điểm bùng nổ, ở đó bộ phim cũng thực tài tình
khi khắc họa hai nhân vật có sự đối lập hoàn toàn về tư tưởng, suy nghĩ, tâm lí,
ước mơ và con đường đi lại càng khác nhau, Kiên và chị gái Kiều Trinh. Hai con
người sống cùng một thời đại, cùng cha cùng mẹ nhưng từ lâu trong tâm tưởng của
họ đã hình thành nên sự mâu thuẫn. Hình tượng nhân vật, cách tạo hình của hai
nhân mật được chỉ đạo một cách chắc tay, lối diễn bài bản của Kiều Trinh khắc
họa đặc sắc người đàn bà tham vọng quyền lực, tiền tài, mưu lược và thủ đoạn, cô
đã tạo nên làn sóng phẫn nộ trong lòng người xem với bọn chó săn cho giặc. Kiên,
đại diện cho những con người trí thức cách mạng đương thời có ý chí nhưng còn
mềm yếu, không dứt ra được nỗi đau thực tại của gia đình anh mang lại, nỗi đau
chứng kiến sự tha hóa nhân cách của chị gái
mình.
"Một bên lại là những bộ áo dài sang trọng, lả lướt của các quý ông, quý bà theo giặc..." |
Bộ
phim chủ trương nói lên những khía cạnh xã hội nước ta có liên quan đến các nhân
vật trong phim, nhà làm phim đã thật thành công trong việc tạo hơi thở của thời
đại trong phim khiến bao trái tim thổn thức, một vẻ đẹp đương thời trong lòng
công chúng nhân dân. Cái xã hội thu nhỏ dám đứng lên đấu tranh giành độc lập,
đứng lên “đả đảo phát xít nhật” kêu gọi quần chúng nhân dân đồng loạt đoàn kết
đánh đuổi quân ngoại xâm ra khỏi đất nước, ủng hộ Việt Minh. Những khung hình
đầy sức gợi, tạo cảm quan mãnh liệt trong lòng người xem, cảnh chị Nhu đứng trên
giàn giáo nhà máy tuyên truyền tư tưởng chủ trương của Đảng, của Việt Minh tới
đồng bào, công nhân nhà máy, máy quay dựng từ dưới hướng lên cùng giọng nói
quyết liệt của chị vang vọng khắp nhà máy đã khơi lên sức nóng mãnh liệt trong
lòng những người công nhân nơi đó, cũng từ bối cảnh đó, máy quay lia xuống dưới
cho lấy chị đã lấy được trọn vẹn lòng tin của công nhân trong tiếng hô đồng
thanh “đả đảo”. Pha dừng máy trước cảnh một bên là hình nhân giấy đốt cầu siêu
cho người chết và một bên là hình ảnh bà lão còn sống nằm queo quắp bên cạnh,
tóc tai rũ rượi khác nào bộ xương khô dưới âm phủ, sự rẻ rung trong lời nói của
một “bà huyện” khiến ta nghẹn ngào, đau xót, phẫn nộ. Là cảnh chị Nhu đau đớn
khi nghe tiếng súng của quân nhật nổ vào chồng mình, máy quay cận cảnh đổi mắt
vừa bi ai, đau xót của chị đồng thời ánh lên sự căm thù đối với sự tàn ác của
quân phát xít, đôi mắt của sự dũng cảm gạt bỏ những đau thương để tiếp tục đấu
tranh giành độc lập, kể cả việc xa đứa con vừa mới sinh non của mình, bất chấp
hiểm nguy hoàn thành nhiệm vụ, không cần dùng đến lời thoại chỉ một ánh mắt thôi
cũng đủ khiến ta xót xa, nao lòng trươc tình mẫu tử chia lìa. Hay cảnh Kiên bị
thương, đưa đôi mắt vừa đau đớn vừa căm phẫn về phía đôi mắt kinh hoàng của
người chị ruột Kiều Trinh, người đã gián tiếp khiến quân Nhật nổ súng vào anh,
máy quay cận cảnh dừng lại ở Kiên và Kiều Trinh đã lột tả toàn bộ cảm xúc hỗn
độn của hai nhân vật qua đôi mắt, cử chỉ, thời gian, âm thanh của những chuyển
động cũng như đứng lại trong nỗi đau đớn và tuyệt vọng của Kiên. Những thước
phim vô cùng nghệ thuật khiến người xem cảm khái mãi không
nguôi.
NSƯT Thanh Tú trong vai chị Nhu của Sao tháng tám |
Âm
thanh sống động trong phim cũng một phần nào góp sức cho sự thành công của bộ
phim mang lại, những tiếng giày đinh nện trên nền đất của bọn quân lính đang
truy lùng Việt ngày đêm vang lên trên khu phố Hà Nội. Tiếng khóc, tiếng rên thê
lương của những bộ xương khô di động ở các hang cùng, ngõ hẻm ngoại thành. Ám
ảnh hơn là tiếng cười của những kẻ điên tình chủ động bán mình cho giặc, tiếng
cười của sự tự mãn, vui thú, tiếng cười của sự kinh hoàng, tuyệt vọng, mỉa mai
cứ the thé vang lên đầy ghê tởm. Đặc biệt, tiếng của khúc ca khải hoàn vang vọng
khắp thành phố Hà Nội hòa vào đó là bản nhạc bất hủ, những khúc tráng ca cách
mạng của cố nhạc sĩ Văn Cao, Nguyễn Đình thi cùng giai điệu tự hào của “Quốc tế
ca”, mạnh mẽ và làm sống dậy một không khí sục sôi của thời đại. Bối cảnh tuyệt
vời hòa cùng tiếng nhạc, ngọn cờ đỏ sao vàng được cắm lên nóc nhà dinh độc lập
cùng với đoàn người cầm những lá cờ phấp phới, những băng rôn, khẩu hiệu hoành
tráng chạy dọc trên đường phố, máy quay đứng một góc dựng đứng để thu về những
khoảnh khắc ấn tượng, nổi bật lên ở đó là khuôn mặt rạng rỡ niềm vui chiến thắng
của chiến sĩ Nhu và Mến, khép lại bộ phim bằng sự háo hức, sôi động của một thủ
đô Hà Nội giải
phóng.
Sao
thánh Tám, bộ phim gây sức ảnh hưởng của thời đại, làm mãn nhãn người xem. Không
hổ danh là phim về đề tài Cách Mạng, bộ phim đã phần nào khơi lại một thời của
dân tộc những mảng màu đối lập của xã hội đương thời, đói nhèo, cái chết lầm
than và sự xa hoa của những “ông lớn”, “bà huyện”, sự căm phẫn, tức tối trước
một xã hội đầy bất công của nước ta trong thời điểm đó. Bộ phim đã thành công
trong việc tạo ra những chi tiết, bối cảnh xã hội, sự mâu thuẫn trong những tình
huống đẩy lên cao trào kháng chiến, sự đồng lòng đồng sức trong đồng bào, khẳng
định một dân tộc độc lập, tự
chủ.
Sao
tháng Tám đầy đủ sức gợi và làm nên một chương lịch sử phim ảnh của thời đại,
vang vọng mãi trong nền điện ảnh Việt Nam, một bước phát triển mạnh mẽ trong
làng điện ảnh của nhà làm phim cùng những diễn viên trong bộ phim của ngày ấy,
để đến nay trước sự phát triển vượt bậc của môn nghệ thuật thứ bảy khi nói đến
đề tài Cách Mạng, Sao tháng Tám vẫn là bộ phim không thể nào thay thế. Sức sống
kinh điển của Sao tháng Tám đã đạt được thành tựu khi nhận giải Bông sen vàng
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IV năm 1977, một giải thưởng danh giá cho những
người làm phim và chính bộ phim. Sao tháng Tám, ngôi sao sáng nhất giữa bầu trời
u ám của tháng Tám lịch sử, đã đem đến giá trị hiện thực, giá trị lịch sử, giá
trị nghệ thuật cùng những giá trị nhân văn sâu
sắc.
Nguyễn Thị
Miên
Posted in: Điện ảnh
Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017
Your Name - Chuyến du hành định mệnh đầy cảm xúc cùng chuyến tàu mang tên thời gian
06:31
al48i6heard93@gmail.com
No comments
“Dù em ở đâu trên thế giới
này, anh nhất định sẽ đến gặp em” đây chính là câu thoại đã chạm vào biết bao
trái tim người xem của nhân vật Taki trong bộ phim hoạt hình Nhật Bản Your name
của đạo diễn Shinkai Makoto vừa công chiếu vào ngày 13/1 ở Việt Nam. Bạn có tin
vào định mệnh? Bạn có nghĩ rằng chúng ta gặp gỡ nhau đều là một cái duyên không?
Và bạn có tin rằng có thứ gọi là phép màu của tình yêu? Tất cả sẽ có trong
chuyến du hành đầy cảm xúc cùng chuyến tàu thời gian trong bộ phim Your name-Tên
của cậu là gì?
Poster chính thức của Your Name tại Việt Nam |
Chuyến tàu thời gian lại tiếp tục mang ta đến với trạm của những nút thắt cảm xúc. Ở đó cảm xúc của người xem như bị thách thức bởi những nút thắt-mở liên tục trong mạch phim. Đạo diễn đã rất tài tình khi mở đầu phim bằng loạt chuyển cảnh giữa hai nhân vật chính với những câu hỏi: liệu điều mình tìm kiếm thật sự là gì? Người ấy là ai? Điều đó có tồn tại không?...Chính điều này đã tác động đến cảm xúc người xem bởi sự khó hiểu của những câu hỏi không lời đáp và điều đó đã đưa người xem vào mê cung của sự tò mò. Tò mò hơn nữa khi Taki và Mitsuha không hiểu vì mọi người xung quanh đều nói mình đã trở lại bình thường rồi và những điều được kể lại về mình của một ngày bất thường đó hoàn toàn không có trong kí ức của Taki và Mitsuha. Khi người xem bắt đầu bị kéo vào mớ hỗn độn thông tin thì những nút thắt dần dần được tháo gỡ.
Việc hoán đổi thân xác đã khiến cuộc sống của hai bạn trẻ đảo lộn |
Cảnh dâng thánh tửu trong Your Name |
Mitsuha trong thân thể của Taki cũng đã thỏa được ước mơ “Được là một cậu trai đẹp sống ở Tokyo” của mình. Mitsuha đã thấy được sự nhộn nhịp của thành phố với hàng dài những tàu diện ngầm, quán xá, xe cộ khắp mọi nơi hoàn toàn khác hẳn với vùng quê yên tĩnh chán ngắt với tàu điện ngầm tận hai tiếng mới có một chuyến, cửa hàng tiện lợi tới 9 giờ tối đóng cửa, không có nhà sách…và cô bé cũng đã được uống cafe trong quán cafe với giá có thể sống một tháng ở dưới quê. Biết được vị cafe thật sự là sao thấy được sự đối lập hoàn toàn giữa thành thị và nông thôn. Những chú chó trong quán café cũng khác hẳn với chó ở quê chúng được mặc đồ đeo nơ. Cafe thì được phục vụ trong những chiếc ly sang trọng cùng những món ăn hấp dẫn được bài trí đẹp mắt khác hẳn cafe quê là những lon được đóng sẵn và quán là chiếc ghế đá ở cạnh đường-chúng ta có thể hiểu nôm na nó rất giống với hình thức café bệt ở Việt Nam.
Không chỉ nhằm mục đích cắt cảnh bình thường những lần chuyển cảnh cũng chính là những lần nút thắt phim được siết chặt hơn nữa tạo nên cú lừa ngoạn mục về thời gian. Cảnh phim đặc sắc cả về việc cắt cảnh lẫn việc tạo nút nhấn cao trào là cảnh khi Mitsuha đang ngắm sao chổi bay thì khung hình bỗng chốc đứng im lại thu về hình ảnh trong mắt Mitsuha chuyển đen rồi đột ngột chuyển sang cảnh Taki không liên lạc được với Mitsuha. Chính từ khoảnh khắc này đã đánh dấu một cột mốc mới trong câu chuyện hé mở cho người xem về sự đánh tráo thời gian. Taki không thể hoán đổi một lần nào nữa với Mitsuha từ giây phút ấy vì thế cậu quyết định tìm gặp Mitsuha bằng những bức phác họa theo trí nhớ về phong cảnh của mình. Taki đã tìm được nơi Mitsuha sống nhưng bất ngờ thay đó là thị trấn đã bị sao chổi tàn phá cách đây 3 năm, 500 người chết và giờ không còn ai sống ở đó nữa. Trong khoảnh khắc Taki dò thấy tên Mitsuha trong danh sách những người tử nạn trái tim của người xem như bị ai đó vò nát bởi đau thương. Tất cả là gì? Một trò chơi của định mệnh hay là sự sắp đặt của thời gian khi Taki hiểu ra mình hoán đổi cho Mitsuha vào khoảng thời gian 3 năm trước. Điều đó có nghĩa là có một sự xuyên không của việc hoán đổi. Taki hiện tại trong thân xác Mitsuha 3 năm trước và Mitsuha trong thân xác của Taki 3 năm sau. Vì sao phải là khoảng thời gian 3 năm trước này? Vì đó là lần đầu tiên trên tàu điện ngầm cuộc gặp gỡ định mệnh của hai người đã diễn ra. Mitsuha quyết định lên Tokyo gặp Taki vì biết hôm đó Taki có cuộc hẹn hò với người mà cậu thầm thương là chị làm chung ở tiệm thức ăn Ý mà trong lúc hoán đổi Mitsuha đã thay Taki hẹn. Đó chính là lúc Mitsuha nhận ra tình cảm của mình dành cho câu trai Tokyo không chỉ dừng lại ở chỗ là một nguời bạn mình được mượn thân xác nữa, cảm xúc nó lớn lên và dâng thành dòng nước mắt trào dâng nơi khóe mắt. Taki của 3 năm trước không biết Mitsuha vì thế cậu không hề biết cô bé “khó hiểu” mình gặp trên tàu điện ngầm với câu hỏi “cậu không nhớ mình à” của Mitsuha-người biết rõ Taki là ai. Chính sự chênh lệch về thời gian đã trở thành mắc xích cho câu chuyện. Khi Mitsuha bước xuống tàu Taki đã chạy theo và hỏi “Tên của cậu là gì” Mitsuha vội vã đáp “Tên của tớ là Mitsuha” và tháo dây cột tóc đưa cho Taki. Khoảnh khắc hai người cùng nắm dây cột tóc chính là khoảnh khắc định mệnh. Bởi dây cột tóc của Mitsuha được đan bằng những sợi chỉ của nghề gia truyền của gia đình cô bé, nó chính là minh chứng cho dòng thời gian “Mubusi”. Và chính sợi dây này-hay chính dòng thời gian này đã mang Taki hoán đổi được với Mitsuha để cứu cô khi cậu uống Thánh tưởu-một phần con người của Taki. Cảnh sợi dây buộc tóc trên tay Taki dài ra dài ra cuộn xoáy như dòng thời gian được xoay trở lại có sức ám ảnh mạnh mẽ đến người xem. Taki thấy được hết kí ức của Mitsuha từ khi còn bé đến lúc trước ngày sao chổi rơi. Và Taki trong thân xác Mitsuha đã lên kế hoạch cứu Mitsuha và dân làng thoát khỏi đại họa. Cũng từ đây dòng thời gian song hành đồng hiện: quá khứ-hiện tại nhập vào nhau. Taki và Mitsuha ở chung một nơi, nghe thấy được tiếng gọi tên nhau nhưng không thể thấy nhau, chạy lướt qua nhau, cảm nhận được đối phương ở đó nhưng không thể thấy được bởi lằn ranh của hiện tại và quá khứ.Tuy nhiên phép màu một lần nữa xuất hiện khi hoàng hôn buông xuống-“đó là lúc không phải trưa củng chẳng phải tối, khi mà luân lí trên đời mờ nhạt đi, có khi ta sẽ gặp được thứ không phải người” như cách mà cô giáo đã giảng về từ hoàng hôn ở đầu phim. Taki và Mitsuha thấy nhau và được ở trong chính thân thể của mình đây có thể là lần gặp gỡ đầu tiên của hai người sau lần gặp định mệnh của 3 năm trước. Taki đã nói cho Mitsuha về kế hoạch sơ tán mọi người đang thực hiện dang dở với những người bạn của cô và nói cô phải hoàn thành nó để cứu chính mình. Và để đừng quên nhau lúc chia tay hãy viết tên lên tay nhau. Khi đến lượt Mitsuha viết lên tay Taki thì bỗng nhiên cô bé biến mất dòng thời gian tách ra quá khứ và hiện tại trở về với vị trí của nó.
Mitsuha nhìn thấy sao chổi rơi lần đầu |
Cảm xúc người xem một lần nữa như hụt xuống khoảng trống tận cùng khi sao chổi rơi xuống thị trấn Itomori. Không thể thay đổi được một chuyện hiển nhiên của tự nhiên. Dòng thời gian chuyển về hiện tại của Taki 5 năm sau khoảnh khắc đó. Taki của 5 năm sau vẫn mãi miết đi tìm một người quan trọng không thể quên được nhưng cũng không thể nhớ được đó là ai.
Sau những nốt thăng của cảm xúc, ga cuối cùng của chuyến tàu thời gian neo lại ở nơi gọi là sự lắng động. Người xem lắng lòng mình với phép màu của tình yêu đã thay đổi được định mệnh. Chính từ tình yêu chân thành mà Taki đã quyết định phải cứu được Mitsuha. Chính tình yêu chân thành đã mang dũng khí cho Taki viết vào tay Mitsuha 3 chữ : “Tớ thích cậu” thay cho tên của cậu ở lần gặp cuối của hoán đổi. Điều đó như nói lên rằng Mitsuha chỉ cần nhớ tình cảm của mình với cậu còn tên tớ một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp lại nhau và cậu sẽ biết, một lời hứa một lời hy vọng về phép màu tình yêu. Sao chổi vẫn rơi nhưng không ai thiệt mạng chỉ có 104 người bị thương đây chính là lúc ta mở ra kết thúc mới cho câu chuyện. Cái kết cho câu chuyện tình cảm của tuổi học trò được viết tiếp vào 5 năm sau đó khi Taki nay đã đi làm và thấy một cô gái với chiếc cột tóc đỏ-vật mà Taki đã trả lại cho Mitsuha vào 5 năm trước. Mitsuha và Taki đi lướt qua nhau trong một đêm đầy tuyết rơi. Trong rất nhiều bộ phim Nhật, đêm tuyết rơi sẽ có điều kỳ diệu xảy ra, đây vừa là một hình ảnh manh tính chất ẩn dụ vừa là thông báo ngầm cho điều kì diệu sẽ đến. Taki và Mitsuha nhìn thấy nhau trên hai tàu điện ngược hướng,chợt nhận ra rằng người đó thật quen. Họ tìm đến nhau, chạy tìm nhau, rồi lại đi lướt qua nhau trên bậc cầu thang. Khoảnh khắc Taki và Mitsuha bước qua từng bậc cầu thang như chính cái cách mà họ bước qua thời gian để tìm “người quan trọng không thể nào quên của mình”, tìm người mà Taki đã gọi tên rồi lại quên, gọi tên rồi lại không nhớ chỉ biết rằng “Dù em ở đâu trên thế giới này, anh cũng sẽ đến gặp em”, là người quan trọng đã viết lên tay 3 chữ tớ thích cậu thay cho tên của cậu ấy trên tay Mitsuha. Tuy không thể nhớ được tên nhau nhưng cảm giác về nhau thì luôn còn trong hai nhân vật chính, Taki đã không để cho cơ hội trôi qua vỉ cậu biết có khi bỏ lỡ một khoảnh khắc là xa nhau đến tận trăm năm-khi hỏi “Có phải chúng ta đã gặp nhau khi trước” và Mitsuha trong nước mắt cũng đã trả lời: “Tớ cũng nghĩ vậy”. Kết thúc phim là câu hỏi của hai nhân vật “Tên của cậu là gì” chính là lúc cảm xúc người xem bùng nổ rồi lắng lại dành cho mình một cái kết riêng cho câu chuyện tình yêu được viết tiếp.
Không chỉ có tình yêu đẹp như ngôn tình, chuyến tàu thời gian trong Your name còn cho ta thấy được vẻ đẹp của rất nhiều điều cần trân trọng. Đó tình cảm của một người bà rất mực yêu thương cháu và luôn tự hào về truyền thống gia đình với nghề đan dây có lịch sử hơn 1000 năm, là nét ngây thơ hồn nhiên của đứa em gái nhỏ Yotsuha dành cho Mitsuha khi mỗi sáng đều đánh thức chị dậy ăn sáng bằng cách không nhẹ nhàng cho lắm, là những câu nói “chị thật ngốc nghếch” khi nghe về ước muốn được làm con trai Tokyo của chị. Tình cảm bạn bè cũng lấp lánh trong phim khi cả Mitsuha và Tki đều có những người bạn hết lòng vì mình. Những người bạn lo lắng khi thấy Mitsuha vì buồn mà cắt tóc, những người bạn thực hiện kế hoạch đánh bom trạm điện và phát thanh sơ tán người dân của Mitsuha chỉ bằng niềm tin tuyệt đối vì đó là Mitsuha nên sẽ làm. Là những người bạn luôn quan sát Taki và không để cho cậu đi một mình tìm kiếm một cô gái nào đó không biết rõ vì sợ cậu bị gạt, là nắm cơm cuộn trao nhau khi sáng Taki quên mang cơm. Tình bạn đẹp như vậy đấy chỉ có tin tưởng và yêu thương nhau chân thành thì mới có thể làm được như thế. Ta còn xúc động bởi hộp cơm của bác chủ quán ăn-người đã chỉ và đưa Taki đến Itomori trong một ngày mưa bão với câu nói đơn giản mà ấm áp “mang hộp cơm này đến đó mà ăn”… tất cả những tình cảm ấy hòa quyện thành những cảm xúc lắng lòng người xem.
Your name chạm đến từng cung bậc cảm xúc không chỉ vì chuyến hành trình của dòng thời gian mà còn ở những hình ảnh và âm thanh được trau chút đến từng chi tiết nhỏ. Khán giả sẽ không thể nào quên những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của vùng quê Itomori yên bình với những hàng cây xanh rợp bóng mát chạy dài theo con đường quê, cảnh mặt hồ long lanh ánh nắng hay cảnh bầu trời đêm đầy sao lấp lánh. Cả đất nước Nhật Bản xinh đẹp bỗng chốc thu bé lại thành những hình ảnh trên từng cảnh phim. Hình ảnh ngôi sao chổi cũng được chăm chút tỉ mĩ tạo thành một khung cảnh tuyệt đẹp có một không hai. Sợi dây buộc tóc và sao chổi bay đều là đại diện cho dòng thời gian định mệnh quyết định hướng câu chuyện. Nếu để ý ta sẽ thấy rằng hầu hết các cảnh của phim đều tràn ngập ánh nắng, đều đó vừa tạo nét tươi vui cho phim vừa làm nổi bật những khung cảnh thiên nhiên với gam màu tươi sáng. Và một yếu tố không nhỏ tạo nên sự thành công của phim chính là âm nhạc. Âm nhạc trong phim là bản hòa ca của cảm xúc,là kết tụ, là chất xúc tác làm cho nội dung câu chuyện được chuyển tải một cách trọn vẹn nhất. Âm nhạc trong phim do nhóm Radwimps chịu trách nhiệm. Những cảnh phim về mang tính “tả” sẽ được diễn đạt bằng nhạc không lời. Ta ngây ngất trong những thanh âm êm đềm của vùng quê Itomori thanh bình, hòa mình vào sự nhộn nhịp trong giai điệu như chính hơi thở của thành phố Tokyo năng động. Tôi đặc biệt ấn tượng với những bản nhạc không lời này vì tính “tả” không cần ngôn từ của nó, đó như chính dòng thời gian của cuộc sống không lời không chữ nhưng chứa đựng cả linh hồn cuộc sống. Sức gợi vô biên từ những điều không nói trong nhạc không lời là không thể giới hạn trong bất cứ ranh giới nào cả. Bài nhạc chủ đề phim lại mang đến cảm xúc cho những điều nhân vật muốn nói. Có lẽ chính bài nhạc phim đã góp phần nào vào việc bộc lộ tình cảm và thay lời muốn nói cho nhân vật. Những lúc hai nhân vật hoán đổi cho nhau, lúc Mitsuha thấy dòng chữ “tớ thích cậu” trên tay nhạc ngân lên da diết câu hát “anh đã tìm kiếm em muôn kiếp trước” hay những câu “Chỉ cần một chút, một chút nữa thôi…gần một chút một chút nữa thôi” vang lên lúc cuối phim khi Taki và Mitsuha gặp nhau như chính tiếng lòng của nhân vật. Từng câu chữ lời của bài hát như khớp vào từng khung cảnh và trở thành lời thoại một cách rất nghệ thuật.
Taki và Mitsuha gặp nhau trong thời khắc giáp ranh giữa không - thời gian |
Nếu muốn bước vào một cuộc hành trình nhẹ nhàng, sâu lắng cùng cảm xúc, chuyến tàu thời gian Your name chính là một lựa chọn hoàn hảo. Your name-Tên của cậu là gì? Your name-những cung bậc cảm xúc thân quen, Your name-cuộc sống hiện thực được nghệ thuật hóa trong từng cảnh phim, Your name-bản hòa ca âm nhạc của những thanh âm cuộc sống. Tất cả hòa lại chạm vào từng nốt nhạc cảm xúc người xem và làm cho ta nhận ra rất nhiều điều kì diệu trong cuộc sống và thêm trân quí hơn những người ta gặp gỡ vì biết đâu đó chính là người mà định mệnh đã gửi đến để bên cạnh ta, dành riêng cho ta. Hãy một lần bước vào chuyến hành trình đầy cảm xúc trong Your name để tìm cho mình câu trả lời “Tên của bạn là gì?”.
Nguyễn Thanh Vy
Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017
Nghệ thuật làm phim Silenced
04:02
al48i6heard93@gmail.com
No comments
Một
bộ phim thành công ngoài việc nhà đạo diễn tìm nội dung hay, đánh động vào tâm
lý người xem cùng diễn xuất ấn tượng của dàn diễn viên thì việc tạo ra những cú
“ghi điểm” trong lòng người thông qua kỹ thuật dựng phim cực kỳ tinh tế càng làm
bộ phim tăng thêm tính nghệ thuật, triết lý. Khi xem xong một bộ phim, ta không
thể nào nhớ rõ từng chi tiết các trình tự của chúng nhưng với những cảnh ấn
tượng, làm hài lòng người xem từ trang phục đến màu sắc, từ các bày trí đồ vật
đến âm thanh, góc độ quay, diễn xuất...đã khiến bộ phim thật sự đi vào lòng
người một cách tinh tế. Có những cảnh quay trở thành kinh điển cho nghệ thuật
điện ảnh bởi mỗi sự xuất hiện, thay đổi trong phim ở cảnh đều thể hiện ý đồ của
đạo diễn, tạo nên giá trị khổng lồ cho nền nghệ thuật. Bộ phim Silenced là một minh chứng tiêu biểu cho nghệ
thuật dựng phim này. Với cách sắp đặt cảnh quay, âm thanh, màu sắc qua từng góc
nhìn nhân vật, bộ phim đã lấy đi bao nước mắt của khán giả trước sự khủng khiếp
của nạn ấu dâm của Hàn Quốc thời bấy giờ, tác động mạnh vào xã hội và nhà cầm
quyền.
Silenced được
chuyển thể từ tiểu thuyết Dogani của nhà văn Kong Ji Young viết năm 2009. Sau
khi nghe lời giới thiệu của diễn viên Gong Yoo về truyện, đạo diễn Hwang Dong
Hyuk lập tức lên ý tưởng và triển khai thực hiện bộ phim này, chuyển những trang
sách lên màn ảnh rộng điện ảnh. Câu chuyện được viết dựa trên sự việc có thật
tại một ngôi trường hẻo lánh nuôi dạy trẻ khuyết tật vùng Gwangju. Nơi đó, những
đứa trẻ bất hạnh thường xuyên bị bạo hành tình dục bởi chính những người thầy
đang dạy mình. Nơi đó, những con người vô nhân tính đấy cứ đem đứa trẻ ra hành
hạ như một sự giải tỏa. Bộ phim kể về hành trình tìm lại công lý cho những đứa
trẻ xấu số đó của thầy giáo Kang In Ho – giáo viên dạy mỹ thuật biết thủ ngữ.
Gia cảnh thầy In Ho khá khó khăn về kinh tế, vợ mất đi để lại đứa con gái bệnh
suyễn nặng cùng bà mẹ già. Thế nhưng công việc chật vật khiến thầy không có tiền
gửi về nhà lần nào. Khi được thầy giáo sư giới thiệu đến dạy tại trường tỉnh lị
Mujin (ngôi trường dành cho trẻ khuyết tật), In Ho lập tức nhận lời ngay và bắt
đầu công việc bằng chính sự nhiệt tâm của một người thầy. Đằng sau ngôi trường
im ắng đó là sự thật khủng khiếp, những đức trẻ không nói được, không nghe được
hằng ngày phải sống trong sự sợ hãi về mối đe dọa xâm phạm. Từng đoạn phim được
ghi lại qua lời kể của Kim Yeon Du và Jin Yu Ri – hai đứa bé gái bị thầy hiệu
trưởng giở trò đồi bại ngay trong trường, trong phòng làm việc, Jeon Min Su –
đứa bé trai bị thầy chủ nhiệm đánh đập dã man vì tội “không nghe lời” trước
những hành động ấu dâm khủng khiếp, mất nhân tính. Cậu em trai của Min Su vì ốm
yếu và không chịu được cú sốc sau những lần ấy đã lao đầu vào xe lửa để kết thúc
cuộc đời ghê rợn của mình. Dưới sự giúp sức của Yoo Jin – cô gái làm việc tại
trung tâm Bảo vệ nhân quyền vùng Mujin , sự thật được phơi bày, những bộ mặt giả
nhân dần lộ diện. Thế nhưng, ánh sáng không nghiêng về họ, tội lỗi của kẻ mất
nhân tính được pháp luật khoan hồng và không bị trừng trị thích đáng, để lại nỗi
đau trong lòng mỗi đứa trẻ. Không chấp nhận sự thật, Min Su đã tự tay giết chết
người đã vấy bẩn cuộc đời em và tự vẫn cùng ông ta trên đường ray xe lửa. Cuối
truyện, vụ việc vẫn chưa đến hồi kết, những lần phúc thẩm thất bại và những tên
mất nhân tính kia vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, câu chuyện vẫn bỏ
ngỏ.
Phim Silenced là sự kết hợp hoàn mỹ từ yếu tố dàn cảnh
đến nghệ thuật quay phim, từ hình ảnh dựng phim đến âm thanh phối hợp. Bên cạn
đó, phần diễn xuất của diễn viên, đặc biệt là diễn viên nhí đã khiến người xem
không khỏi ngỡ ngàng, thán phục trước những thước phim tâm
lý.
Một cảnh trong Silenced |
Mỗi
cảnh quay, đạo diễn đều đặt vào đó ẩn nghĩa đại diện cho cảnh quay đó. Ngay từ
đầu phim, cảnh u tịch hiện ra khi hai sự việc diễn ra song song như đều đến cái
kết giống nhau, đó là sự hủy diệt. Đạo diễn đã rất khéo léo khi xây dựng cảnh
người thầy đầu tiên đến Mujin trong làn sương mờ không thấy lối đã vô tình cán
chết con nai bên đường. Bên cạnh đó, hình ảnh một cậu bé với đôi mắt đượm buồn,
thất thểu đi trên đường ray và bị đoàn tàu đâm vào. Hai hình ảnh đó khiến người
xem ngay từ lúc đầu đã không nhận ra được đâu là thật bởi nếu không nhìn rõ,
người đọc sẽ nhầm tưởng người thầy đã cán chết cậu bé. Thật thật, giả giả ở cảnh
này thật khó phân biệt. Một tín hiệu không lành khác cho bộ phim chính là khi
thầy In Ho bước vào căn phòng của thầy hiệu trưởng, toàn bộ cảnh văn phòng được
quay ngược lên, tức người xem nhìn từ phía trên xuống, trái hẳn với mắt nhìn
hiện thực, tất cả được thu gọn vào camera được gắn trên trần nhà. Chỉ một chi
tiết lắp đặt nhỏ thế những ta cũng thấy được sự bất thường nơi này, đó chính là
ĐIỀU NGHỊCH LÝ khi tồn tại trong ngôi trường man rợ này. Đến khi vụ án kiện tụng
đến hồi kết, camera này chính là vật chứng duy nhất có thể khiến vụ kiện được
thắng. Nhưng nào ai ngờ, chính cái vật nhỏ xíu trên trần nhà ghi lại tất cả hành
động đồi bại của thầy hiệu trưởng với bé Yu Ri lại đập tan hy vọng của họ khi mà
luật sư bên họ đã vì danh, vì lợi mà bán đi lương tâm làm nghề, bán đi danh dự
và niềm hy vọng của những đứa trẻ. Căn phòng của vị lãnh đạo này luôn lập lòe
bởi một thứ ánh sáng vàng vọt nhưng thiếu sự ấm áp, chỉ độc một cây đèn ngủ lúc
nào cũng mở dù ban ngày. Khi những người trong căn phòng ấy trò chuyện, dường
như đạo diễn đã rất “cố gắng” để đủ ánh sáng, nhìn rõ khuôn mặt người nói. Một
cảnh khác trong phim cũng khiến người xem ngay từ đầu đã có mối ngờ hoặc trong
ngôi trường đó chính là phòng của ban hành chính. Với cách bày trí căn phòng vô
cùng lộn xộn, những giấy tờ công văn cứ chồng lên, xốc xếch mỗi bàn, gây khó
khăn cho người vào đủ thấy được sự bất bình thường trong cách tổ chức một cơ
quan, đơn vị bởi phòng hành chánh là phòng sao lưu những hồ sơ quan trọng, nắm
việc vận hành cả một cơ quan. Đặc biệt ở cuối phim, khi Min Su mất, cuộc biểu
tình dành lại quyền thắng đã diễn ra trong sự đàn áp gay gắt của lực lượng công
an, khung cảnh hỗn loạn, người người phẫn nộ trước phán quyết đấy. Người xem
không thể không vỡ òa trước cảnh thầy In Ho cầm di ảnh của trò Min Su hồn nhiên,
liên tục gọi tên và nhắc mọi người nhớ đến em. Khi tấm ảnh rơi xuống, bị đạp nát
cũng là lúc thầy gục ngã trong tuyệt
vọng.
Màu
sắc chủ đạo sử dụng trong bộ phim này là gam màu tối với những lối đi mờ ảo, với
những căn phòng chỉ có ánh đèn hiu hắt trong không gian rộng lớn để thấy được
rằng các em khiếm thính đáng thương này phải luôn sống trong cảnh bị cái ác, cái
xấu vùi dập và không có tiếng nói. Tuy nhiên, có một cảnh mà đạo diễn dường như
dành cả ánh sáng cho bộ phim ở đấy chính là lúc cô bé Yeon Du bị thầy hiệu
trưởng dồn đến đường cùng, chạy đến nhà vệ sinh trốn nhưng bị thầy phát hiện.
Lúc thầy nhìn thấy bé trong căn phòng áp cuối, đôi mắt sợ hãi ướt sũng, miệng
không ngừng hét lên trong không trung, gương mặt non nớt ấy như một thiên thần
bị nỗi sợ áp chế. Tất cả ánh sáng đều tập trung ở gương mặt em trong vòng một
giây để rồi vụt tắt đi trong niềm tuyệt vọng nhưng để lại ấn tượng cho người
xem. Em đã không thể chống lại sự tàn
bạo.
Nữ diễn viên nhí Kim Hyun Soo trong vai Yeon Du |
Đằng
sau những thước phim tuy đơn giản đó là cả một bộ phận kỹ thuật quay phim với
tính nghệ thuật cao. Nhìn chung, tốc độ phim khá chậm để nhân vật có đủ thời
gian trải lòng, gặm nhắm những thống khổ trong thời gian qua. Có lúc sự vồn vã
của thời gian xét xử vụ án làm tăng lên nhịp độ của phim. Chẳng hạn, khi thầy
phát hiện camera trong phòng, máy quay đã không ngừng tua lại khuôn mặt của ba
nhân vật với ba trạng thái khác nhau, đại diện cho ba số phận khác nhau: gương
mặt và tiếng kêu thất thanh của bé Yu Ri khi bị thầy hãm hại, gương mặt thỏa mãn
dục vọng của thầy và gương mặt kinh hãi của In Ho. Ba hình ảnh đó cứ liên tục
thay đổi với tốc độ chóng mặt đã in sâu vào tâm trí người xem, khiến chúng trở
nên sợ hãi hơn bao giờ hết. Một khía cạnh khác, thuật phối cảnh viễn cận để tạo
ra khuôn hình rõ ràng của phim cũng là một cách để đạo diễn truyền tải được nội
dung và tầm ý nghĩa. Ở cảnh bãi biển, khi những đứa trẻ đã tật nguyền về thể xác
thì nay lại phải gánh chịu những tổn thương về tinh thần được chơi đùa, nhà sản
xuất cố tình đặt máy quay ở góc quay rộng nhất từ đầu phim để thấy được rằng,
qua mỗi phiên xét xử, dù thế nào đi nữa thì chân trời rộng mở đấy vẫn chờ đợi
các em, một không khí thoáng đãng hơn, ánh sáng cũng dịu nhẹ, sáng và ấm áp hơn
kết hợp với tiếng sóng, tiếng nhạc êm dịu bao trùm cả không gian đó. Tuy các em
không nghe thấy, không nói lên được tiếng lòng nhưng qua cử chỉ nét mặt, người
xem hiểu các em nghe và nói bằng chính trái tim. Ở đó, các em được bình yên dưới
sự che chở của hai người tốt, ở đó các em được vẫy vùng trước sự rộng lớn, mênh
mông của biển cả. Đó là chân trời của các
em.
Để
trải dài những dòng suy nghĩ, cảm xúc, đạo diễn đã có những pha kéo dài thời
gian chiếu của cảnh quay. Nhịp của quay phim từ đó cũng thể hiện rất chậm qua
từng cử chỉ, thái độ. Cảnh thầy In Ho nghe lời người mẹ khuyên, đem tặng chậu
lan mà thầy hiệu trưởng trường thích để công việc được thuận lợi hơn được chiếu
chậm đến hết mức. Bởi trước khi bước vào căn phòng đó, thầy đã nhìn thấy cảnh
thầy chủ nhiệm lôi Min Su đi để tiếp tục những đòn tra tấn vì tội “không nghe
lời”. Trước ranh giới mong manh của cái thiện (giành lại cậu bé đổi lại tương
lai đên tối) hoặc đến gần với cái ác (thảnh nhiên như không có gì xảy ra tiếp
tục tiến vào tặng chậu hoa lan cho hiệu trưởng), chỉ vài giây để suy nghĩ và
quyết định nhưng cảnh phim đó kéo dài đến hai phút. Những cái vẫy tay mời gọi
trong phòng hiệu trưởng, tiếng đá trong chậu hoa rơi dần trên đất, tiếng bước đi
nện thẳng xuống nền gạch như đang trút giận của thầy cay nghiệt làm tâm trí In
Ho rối bời, và thầy đã quyết định, đập thẳng chậu hoa vào đầu tên thầy đồi bại,
mặc cho tương lai công việc kết thúc tại đó. Hơn thế nữa, ở cảnh phiên tòa xét
xử kết thúc với những mức án quá nhẹ cho kẻ mất nhân tính, hình ảnh bên kiện
nhốn nhào không bình tĩnh, xô xát với công an, hình ảnh những đứa trẻ dù cố gắng
đến mấy chúng vẫn phải thiệt thòi vì công lý không dành cho chúng khóc ròng, đau
khổ, tuyệt vọng, hình ảnh bé Yu Ri mắc bệnh ăn vặt thản nhiên ngậm kẹo, hình ảnh
bên thắng kiện ăn mừng, đọc kinh thánh chúc mừng nhau… tất cả đều được máy quay
quay rất chậm, rất kỹ, xét rõ từng cử chỉ của người tham gia phiên tòa. Nỗi đau
đó cứ kéo dài mãi, vô tận, vô cùng trước niềm vui sướng của những kẻ phạm tội.
Đấy là thời gian để người xem nghiền ngẫm, nhìn lại chuyện gì đã xảy ra giữa
thời này?
Trước khi nổi tiếng với Train To Busan, diễn viên Gong Yoo đã vào vai thầy giáo In Ho đầy ấn tượng trong Silenced |
Một
bộ phim đánh động tâm lý người xem như thế không thể thiếu âm thanh. Ở phim này,
âm thanh đã phát huy tối đa sức mạnh chẳng kém gì những cảnh quay. Âm nhạc chủ
đạo được sử dụng trong phim có âm vực trầm, như một bài hát buồn dành tặng cho
những đứa trẻ đáng thương. Những bài hát, nhạc nền trong phim tuy khác nhau về
nhịp điệu nhưng chúng đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi cảnh, mỗi thời
điểm khác nhau, nhà làm phim đều có những trường đoạn âm thanh riêng biệt và
được lọc rất kỹ. Chẳng hạn, vào lúc tên hiệu trưởng có hành động xấu với bé Yeon
Du, tiếng kêu cứu kéo dài, ngân vang cả hành lang thảm thiết của bé kết hợp với
tiếng nhạc rất nhẹ mang đầy tính liêu trai khiến người xem hồi hộp đến từng bước
chân của In Ho. Tiếng lê đôi chân cùng tiếng nhạc thúc bách khi Yu Ri kéo thầy
In Ho đến nơi Yeon Du bị đẩy vào máy giặt tạo hiệu ứng cho người xem. Tất cả âm
thanh trong bộ phim đều không thừa, không thiếu bất cứ quãng nào. Để tạo được sự
chân thật trong cảnh quay, đạo diễn sử dụng rất nhiều đoạn âm thanh bao quanh,
đó là tiếng la hét, lộn xộn, mỗi khi phiên tòa kết thúc, đó là khi kết quả cuối
cùng được phán quyết không thỏa lòng người mong đợi, đó là khi nỗi tức giận về
xã hội đã dân đến tột cùng, họ đứng dậy đấu tranh để phần nào vơi đi cơn giận
dữ. Mỗi cảnh như vậy, hàng trăm ngàn âm thanh bao quanh được dựng ra kết hợp với
tiếng nhạc nhẹ tạo nên không khí vô cùng ngột ngạt, vồn vã. Âm thanh sử dụng hay
nhất là lúc hội đồng thẩm phán kiểm tra thính giác của bé Yeon Du. Họ để bé nghe
một bài hát, nếu bé nghe thì giơ tay lên. Và trước sự im lặng của mọi người, bài
hát vang lên như khúc dạo buồn cho những cảnh đời bất hạnh. Phải chăng, đây là
lúc bé thấm thiá câu nói mà thầy In Ho từng nói: “Những điều đẹp đẽ và kỳ diệu
nhất trên thế giới này, không thể được nhìn hay được nghe, mà phải được cảm nhận
bằng trái tim”. Bé đã nghe được bài hát trước sự ngỡ ngàng của mọi người và đôi
mắt căm thù của kẻ gây ra bao tội lỗi. Bên cạnh đó, âm thanh trong phim còn thể
hiện ở những nốt cao, người xem sẽ “nổi da gà” khi nghe tiếng băng keo được xé
ra để trói tay chân bé Yu Ri của thầy hiệu trưởng. Lúc ấy, tiếng kêu của bé bị
tắt đi, chỉ còn trơ tiếng xé ghê rợn, tác động mạnh vào tâm lý người xem hơn là
lồng thêm vào tiếng kêu. Tất cả âm thanh trong phim đều có sự kết hợp với cảnh
quay, nhằm liên kết với hình ảnh khơi cảm xúc cho người
xem.
Với
những cống hiến to lớn cho nền điện ảnh Hàn Quốc như thế, Silenced xứng đáng được nhận những giải thưởng cao
quý như Giải Âm nhạc hay
nhất (2011), Phim hay nhất tại Hàn Quốc (2011), Giải khán giả bầu chọn ở Undie Far East Film…Bộ phim thật sự như cú
tát vào nền giáo dục và xã thời bấy giờ, lên án gay gắt những tên ấu dâm mất hết
tính người và sự vô tình của những kẻ ham danh, ham lợi, mặc cho công lý mãi bị
vùi lấp. Song hành với điều bất nhẫn đó, phim cũng dành ra những thước phim tươi
vui, hồn nhiên, thấy được nụ cười của những đứa trẻ đáng thương đó bước ra từ
vùng tâm tối, mở ra chân trời mới cho các em để phần nào xoa dịu nỗi đau mà các
em phải gánh
chịu.
Văn
Kim Hoàng
Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017
Split
20:44
al48i6heard93@gmail.com
No comments
Split
Chấm
điểm: 3/4.
Người
viết: Christy
Lemire.
Khởi
chiếu tại Việt Nam từ
17/02/2017.
Khi
xem một bộ phim của M. Night Shyamalan, khán giả song song và đồng thời để mắt
tìm điểm
thắt nút tất
yếu của phim. Kiểu
thắt nút này đã trở thành lệ với mỗi bộ phim của đạo diễn
kiêm biên kịch Shyamalan, kể từ khi tác phẩm đầu tay nổi như cồn The Sixth Sense - Giác quan thứ
sáu ra mắt gần hai thập kỉ trước.
Ta tự hỏi: Ông sẽ làm ta bất ngờ bằng cách nào đây? Ta nên tìm kiếm những manh
mối gì? Nút
thắt lần
này liệu có hiệu quả hay không?
Xét
tới những nỗ lực tầm tầm như The
Village, Lady in the Water hay những lần chệch khỏi quỹ đạo
như The Last Airbender và After Earth vô vị, không hề mang chút dấu ấn nào của
Shyamalan, thì với
câu hỏi cuối ở trên, câu
trả lời thường là “Không
hẳn”.
Thế nên, bộ phim mới nhất của ông mang tên Split - Tách biệt đã đánh dấu một sự trở lại đầy cảm xúc. Một
phim kinh dị thuần túy hiếm hoi của Shyamalan, cũng là một lời nhắc nhớ ấn tượng
về trình độ kĩ thuật thượng thừa của ông. Tay nghề quay phim xuất chúng của
Shyamalan được phô diễn trọn vẹn, bắt nguồn từ niềm yêu kính trọn đời ông dành
cho Alfred Hitchcock, bao gồm cả việc chính mình thủ một vai diễn khách mời như
thường lệ. Và dù phim không có nút thắt lớn nào, thì điểm thắt nút vẫn là một
trong những phần thú vị nhất của Split.
Cách
kể chuyện cũng như tiết tấu của Splitkhá gọn và căngso
với phong cách gần đây của Shyamalan. Mặc cho thời lượng đến gần hai tiếng, mạch phim như
luôn luôn tiến triển,
kể cả khi
dẫn những cảnh hồi tưởng để cung cấp cho người xem những góc nhìn khác
nhau.
Shyamalan
dường như luôn
giàu năng lượng,
dù cho ông đang trong
hoàn cảnh khó khăn.
Thành công của phim phần nhiều nhờ vào diễn xuất thiên tài của James McAvoy
trong vai một kẻ bắt cóc tên Kevin mang
trong mình đến 23 nhân cách khác nhau.
Từ
gã thợ bảo trì Dennis bị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đến cậu nhóc chín tuổi
Hedwig nghịch ngợm, từ bà Patricia người Anh ra vẻ đoan chính đến anh chàng
fashionista Barry người New York bảnh chọe, McAvoy thổi hồn vào tất cả những
nhân vật này theo một cách tuy phải nói là hơi quá đà nhưng vẫn rất thú vị.
Dùcó đôi chỗ hơi “kịch”, nhưng diễn xuất của
anh có sự uyển chuyển và chính xác tuyệt vời. Anh
phải thực hiện nhiều thay đổi từ lớn tới nhỏ, nhiều khi cùng lúc, một cảnh tượng
làm mê mẩn người xem..
James McAvoy vào vai tên sát nhân với 23 nhân cách khác nhau |
Cách
diễn tả một nội tâm rối ren của McAvoy là hài hước hoá những điều tồi
tệ nhưng
cũng buồn
đến không ngờ. Cho dù bị nhân cách nào điều khiển thì Kevin cũng đáng sợ như
nhau; nhưng những chấn thương tâm lý từ lúc bé rõ ràng vẫn còn ám ảnh anh khi đã
trưởng thành, những chấn thương đã buộc anh phải hình thành một loạt nhân cách
để tự vệ. Một
tâm hồn mong manh dễ bị tổn thương dần tự phơi
bày ở hồi ba1, tạo
nên một sắc thái hoàn toàn khác khiến khán giả không khỏi rùng
mình.
Phim
bắt đầu bằng một vụ bắt cóc được Shyamalan dàn dựng hiệu quả và hấp dẫn. Ba nữ
sinh trung học lên xe về nhà sau một buổi tiệc sinh nhật ở trung tâm thương
mại:
Claire và
Marcia xinh
xắn nói cười luôn miệng (Haley Lu Richardson trong phim The Edge of Seventeenvà
Jessica Sula),
và một Caseye
dè ít nói (Anya Taylor-Joy) được
mời đi chỉ vì người ta thấy thương
hại cho cô.
Nhưng cả ba nhanh chóng nhận ra người ngồi sau vô-lăng không phải bố của Claire
mà là Kevin. Hắn lập tức đánh bất tỉnh ba người và lôi họ về sào huyệt tạm bợ
của hắn, sâu dưới lòng đất.
Cứ
mỗi
lần Kevin xuống thăm tù nhân, giọng nói cũng như tính cách của hắn lại thay đổi.
Ba cô gái dần nhận ra kẻ bắt cóc bị chứng đa nhân cách, duy chỉ có Casey, người
đã trở thành thủ lĩnh nhanh trí củabộ
ba,
là có gan lân la làm quen với hắn. Màn trình diễn thuyết phục của Taylor-Joy
trong các phim The Witch và Morgan đã cho ta thấy rằng, ngay cả khi hoàn
toàn bất động thì chỉ với
đôi mắt to hình quả hạnh ấy, cô cũng có thể tỏ ra đáng gờm ngang ngửa James
McAvoy. Cô nâng nhân vật Casey thoát khỏi ngưỡng một nữ anh hùng điển hình ta
thường cổ vũ trong các phim kinh dị, đặc biệt nhờ sự trợ giúp của những cảnh hồi
tưởng cho thấy cô đã học được những bản năng sinh tồn bằng cách nào. Các bạn
diễn của cô không được ưu ái nhiều đất diễn đến thế, cũng không được chăm chút
phần phục trang bằng
cô.
Taylor-Joy (trái) trong vai Casey - người duy nhất dám đương đầu với tên sát nhân |
Ta
cũng hiểu hơn về tình trạng tâm lý của Kevin thông qua các buổi trị liệu hằng
ngày mà hắn (hay nói đúng hơn là một nhân cách của hắn) sắp xếp với nhà tâm lý
học Fletcher (nữ diễn
viên tao nhã và đa cảm Betty
Buckley thủ vai). Là một nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực này, bà tin rằng
chứng đa nhân cách không phải là khuyết tật, mà là biểu thị của một bộ não đầy
tiềm năng. Những cuộc đối thoại giữa hai người, dù căng thẳng và quyết liệt, là
khoảng nghỉ yên bình giữa những thước phim bạo
lực.
Chúng
cũng giúp ta tìm ra lời giải cho bài toán này (thật ra là nhiều bài toán
khác nhau cùng
lúc). Đó là câu hỏi Kevin muốn gì ở những cô gái, hay
các cô gái sẽ trốn thoát bằng cách nào. Nhưng yếu tố
căn bản tạo nên không khí hãi hùng của cả bộ phim lại chính là cách mà các nhân
cách tương tác với nhau, thao túng và dọa dẫm nhau, và câu hỏi liệu có hay không
một thế lực còn đen tối hơn đang trỗi
dậy.
Nhạc
phim của West Dylan Thordson và âm thanh rùng rợn được thiết kế chuyên nghiệp
góp phần giúp Split trở thành một trải nghiệm sởn gai ốc ngay từ
lúc bắt đầu. Tuy nhiên phim hơi chững lại lúc về cuối với những mánh lới và
trùng hợp ngẫu nhiên, cũng
như với
hướng làm phim dễ
dãi -khai
thác quá mức phần tuổi thơ bất hạnh để
tạo cảm xúc rẻ tiền.
Tôi vẫn đang đánh vật với những cảm xúc chồng chéo về bộ phim, nhưng tôi biết
mình ra về mà vẫn thấy lấn cấn, dù phim rất cuốn hút cả về mặt nội dung và kĩ
thuật.
Dù
sao đi nữa, Shyamalan tìm lại được chỗ đứng sau chừng ấy năm vẫn là việc đáng
mừng. Hãy nán lại đến phút chót để xem ông còn giấu tài phép gì trong tay áo
nhé.
----------
Chú
thích:
1. Kịch
bản phim thường có bố cục ba hồi: thiết lập, phát triển và hạ
màn.
Dịch:
Nguyễn Bích Hà.
Hiệu
đính: Lê Nguyên
Thảo.
Nguồn: http://www.rogerebert.com/reviews/split-2017
Posted in: Dịch thuật,Điện ảnh