Chấm
điểm: 4/4.
“Này,
anh là ai?”1
Phim
chính kịch bấy lâu nay vẫn say sưa với chủ đề bản
ngã,
nhưng hiếm khi nào vấn đề đó lại được khai thác hùng hồn và đẹp đến thắt
lòng như trong tuyệt tác của Barry Jenkins
mang tên “Moonlight” - “Ánh
Trăng”,
một trong những phim tính túy do Mỹ sản xuất năm 2016. “Moonlight” là một bộ phim trữ
tình mà vẫn không xa rời khỏi tuyến nhân vật, một sự cân bằng đáng chiêm ngưỡng.
Đây là một trong số ít tác phẩm điện ảnh vừa toàn tâm toàn ý tập trung vào nhân vật,
mà đồng
thời vẫn tạo cảm giác rằng nó đang chạm tới những chủ đề vĩ mô như bản
ngã, xu hướng tình dục, gia đình, và trên tất cả, là nam tính. Thế nhưng phim không dạy
đời cũng không giáo điều.
Nó là một bộ phim phản
ánh những
chủ đề sâu sắc, phức tạp đó - đầu
tiên và trước hết - qua
hệ thống nhân vật. Phim của Jenkins tự tin ở mọi khía cạnh mà
một nhà phê bình có thể dùng từ này để miêu tả. Từng phân đoạn diễn xuất, từng
cảnh phim, từng đoạn nhạc, từng khung cảnh ấm áp quen thuộc - đây là một trong
những phim hiếm hoi không vướng phải lỗi nào, và đạt tới cao trào không phải
bằng cảnh kĩ xảo máy tính hay bằng thắt nút trong kịch bản, mà bằng một cuộc đối
thoại thuộc hàng những cảnh xuất sắc nhất trong nhiều năm
trời.
Phim
bắt đầu khi Chiron còn bé (Alex R. Hibbert), bọn bắt nạt ở trường gọi cậu là
“Oắt con”. Ta thấy cậu bé đang chạy trốn vào một căn hộ bịt ván kín mít, mong
trốn khỏi đám trẻ đang đuổi đánh. Ở đó Oắt con được tìm thấy bởi Juan (vai diễn
để đời của Mahershala Ali), tên buôn ma túy địa phương. Juan dẫn cậu bé đi ăn,
còn đưa cậu về chỗ của hắn, ở đó cậu gặp bạn gái hắn tên Teresa (Janelle Monáe).
Oắt con thích gia đình tạm bợ này. Cha cậu mất rồi, còn mẹ cậu, Paula (Naomie
Harris), tình cờ lại là khách hàng ruột của Juan. Juan gần như trở thành người
cha thứ hai, nhưng mối quan hệ này không dễ đoán như vậy. Juan nhìn thấy có điều
gì đó tốt đẹp ở Chiron và muốn giúp đỡ cậu nhóc ít nói này, dù hắn đang cung cấp
món hàng hủy hoại cuộc sống gia đình
cậu.
Phim
nhảy sang giai đoạn Chiron đang tuổi thiếu niên, đối mặt với sự bắt nạt còn dữ
dội hơn và những câu hỏi về xu hướng tình dục. Đó là những năm mà ai ai cũng
khoe chiến tích tình trường lừng lẫy, còn một thiếu niên như Chiron (giờ do
Ashton Sanders thủ vai) lại vật lộn đi tìm bản thân, nhất là khi giờ đây mọi ảo
tưởng về một gia đình bình thường đã tiêu tan. Cậu hoàn toàn tay trắng, tứ cố vô
thân, và duy có sự tử tế từ người bạn Kevin (lúc này do Jharrel Jerome đóng) mới
mang lại được chút bình yên. Nhưng kể cả điều đó cũng không còn khi mà lòng trắc
ẩn thật quá khan hiếm vào thời buổi này, ở nơi này và lứa tuổi này, khi mà người
trẻ tin rằng bạo lực chính là câu trả lời giúp xoa dịu họ và cho phép họ hòa
nhập.
Cuối
cùng, ta gặp Chiron ở tuổi trưởng thành, được thể hiện với sự tinh tế rất ấn
tượng bởi Trevante Rhodes. Kevin (giờ là diễn viên André Holland trong phim “The
Knick”) tìm đến một Chiron đã rất khác xưa, và mọi chủ đề của phim hòa quyện lại
thật âm vang và đầy cảm xúc mà không cần đến độc thoại nội tâm hay nhạc kịch
khiên cưỡng. Theo một cách nào đó, “Moonlight” là chuyện đời của một cậu bé bên
lề xã hội, một thằng nhóc nhạt nhẽo không ai thèm chơi cùng và cũng chẳng có gia
đình ở bên, cứ thế mà tan vào
đêm.
Bộ
ba diễn xuất tạo nên nhân vật Chiron từ Hibbert, Sanders đến Rhodes đều được
Jenkins gọt giũa cẩn thận. Ông đã chỉ đạo rằng họ không cần bắt chước y hệt nhau
mà phải chuyển tải được sự trưởng thành. Ta có thể thấy đôi mắt u buồn của cậu
bé Chiron vẫn còn phảng phất ở người đàn ông Chiron. “Moonlight” có nguy cơ trở
nên rời rạc, đặc biệt khi ba diễn viên cùng đóng một nhân vật, nhưng thật kinh
ngạc là phim không hề bị ngắt quãng. Jenkins đã làm việc với các diễn viên để
tạo ra sự liền mạch từ chương này sang chương khác, ngay cả khi dàn cast có thay
đổi thường xuyên. Ông cũng tìm ra được những màn hóa thân tuyệt vời từ Ali và
Harris - hai diễn viên thủ vai những người có ảnh hưởng to lớn nhất trong đời
Chiron.
Jenkins
cùng đội ngũ quay phim quay hình một Miami ta không thường được thấy, sử dụng
bối cảnh rất tài tình, đặc biệt là cách nước và bãi biển giống như một khoảng
nghỉ giữa những bộn bề của thế giới. Nhưng “Moonlight” là phim về những mặt
người. Đôi mắt của Chiron nói lên bao điều không ai dạy cậu làm sao để diễn tả
thành lời. Trẻ, nghèo, đồng tính và gần như không có bạn bè - cậu là kiểu người
như chỉ chực tan biến đi vì thật nhạt nhòa lạc lõng giữa dòng đời. Trong những
cuộc đối thoại đáng nhớ của “Moonlight” (do Jenkins viết, phóng tác từ vở kịch
của Tarell McCraney), Chiron có nói cậu khóc nhiều đến mức cậu có cảm giác mình
sẽ tan thành nước mà lăn vào lòng đại
dương.
“Moonlight”
quả là có lời thoại rất đáng nhớ, nhưng những điều không thốt ra mới thực sự để
lại dư âm. Đó là vẻ mặt của một người cha hờ bất hảo khi đứa bé hỏi hắn tại sao
những đứa trẻ khác lại chế nhạo nó. Đó là cái liếc mắt lo âu giữa hai người trẻ,
biết rằng mối quan hệ này có gì đó khác biệt nhưng xã hội vẫn chưa cho họ được
từ ngữ nào để diễn tả nó. Và cảnh cuối cùng - khi mà Jenkins biết rằng ông đã
làm xong phần nền móng, giờ tin tưởng vào diễn viên và để cho cảm xúc của những
điều chưa nói trở thành cú hích mạnh mẽ, cảnh cuối cùng đó là lúc phim đạt sức
công phá cao nhất. Jenkins hiểu một cách sâu sắc rằng chính mối liên kết giữa
con người với con người là thứ tạo nên chúng ta, thay đổi con đường ta đi và làm
ta trở nên như ngày hôm
nay.
Người
viết: Brian
Tallerico.
Người
dịch: Bích
Hà.
Hiệu
đính: Lê Nguyên
Thảo.
Bài
gốc: http://www.rogerebert.com/reviews/moonlight-2016
1. Nguyên
gốc là “Who is you, man?”, lời thoại trong phim và sai ngữ pháp có chủ
đích.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét